Trong bài viết hôm nay Sycamore sẽ giới thiệu và phân tích về quy hoạch của tỉnh Bình Dương có gì đặc biệt, hấp dẫn đến vậy mà rất nhiều “đại gia” ở các lĩnh vực khác nhau không ngần ngại rót nguồn vốn khủng vào đây. Hãy cùng theo dõi những thông tin quy hoạch Bình Dương để tích lũy thêm nguồn kiến thức bổ ích, hỗ trợ tối đa cho quyết định mua bán, đầu tư bất động sản tại địa phương này nhé!
Đổi mới để hợp xu thế hiện nay
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh, đồ án quy hoạch định hình không gian phát triển Bình Dương thành 3 vùng động lực. Trong đó, cửa ngõ là TP Dĩ An, TP Thuận An – 2 địa phương giáp ranh với TP HCM. Vùng đô thị cửa ngõ sẽ phát triển trở thành đô thị thông minh, hiện đại, định hướng là trung tâm kinh tế – tài chính cho cả vùng Đông Nam Bộ.
Vùng lõi trung tâm của tỉnh được xác định gồm TP Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Những khu vực này tập trung phát triển mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ thế hệ mới. Vùng lõi sẽ là vùng động lực phát triển của tỉnh, với hạt nhân là hình thành khu công nghiệp, công nghệ thông tin tập trung. Vùng lõi sẽ thu hút các ngành nghề sản xuất điện, điện tử, chip, công nghệ bán dẫn.
Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng và Bắc Tân Uyên được xác định là vùng đô thị phía Bắc có diện tích rộng, hiện nay chủ yếu đất sử dụng phát triển nông nghiệp. Trong tương sẽ là vùng dự trữ xanh, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với du lịch sinh thái và phát triển công nghiệp xanh, sinh thái.
Theo lãnh đạo địa phương cho biết, đồ án quy hoạch tỉnh Bình Dương lần này được chuẩn bị công phu, bài bản, trải qua nhiều vòng góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học. Các sở, ngành đã bám sát lĩnh vực quản lý để rà soát các nội dung đảm bảo tính khả thi.
Từ nay đến năm 2030, đường lối phát triển của tỉnh Bình Dương là dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ và dịch vụ chất lượng cao để gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu; phân bổ cân bằng không gian động lực và tích hợp đủ các nguồn lực; phát triển cân bằng đa chiều giữa công nghiệp – đô thị – dịch vụ theo hướng giá trị gia tăng cao.
Theo đó, giai đoạn 2021-2030, địa phương này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 10%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 412 triệu đồng (15.700 USD). Mục tiêu đến năm 2030, phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương với dân số khoảng 5 triệu người, trở thành cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Hạ tầng giao thông Bình Dương được quy hoạch đồng bộ
Với quan điểm quy hoạch hạ tầng giao thông đi trước mở đường cho sự đột phá, tỉnh Bình Dương đã và đang đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, liên kết vùng. Cụ thể, tỉnh đang dồn lực triển khai các dự án như Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, mở rộng quốc lộ 13, cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai, hoàn thiện đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Bến Cát – Bàu Bàng, tuyến đường sắt TP HCM – Lộc Ninh và tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên – Thành phố mới Bình Dương…
Về giao thông đối nội, tỉnh đang thực hiện hàng loạt dự án như đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng; nâng cấp các tuyến đường nội đô như ĐT 741, ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743. Theo thông tin từ UBND tỉnh, tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2023 của Bình Dương lên đến 21.817 tỷ đồng. Đây là số vốn đầu tư công được giao cao nhất từ trước đến nay.
Tính lũy kế đến nay Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI với 4.092 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39,73 tỷ USD, chiếm 9% tổng vốn FDI cả nước. Trong đó, bất động sản là lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất. Nhiều tập đoàn quốc tế đã góp mặt tại thị trường bất động sản Bình Dương khi có thông tin quy hoạch như Tập đoàn SP Setia Berhad, AEON, Tokyu, GuocoLand… Mới nhất, Tập đoàn CapitaLand cũng gia nhập cuộc chơi khi triển khai Sycamorecapitalandbinhduong với vốn đầu tư hơn 500 triệu USD. Các dự án của những tập đoàn này chứng minh tiềm năng bất động sản Bình Dương và hứa hẹn sẽ nâng thị trường lên một tầm cao mới đóng góp vào diện mạo đô thị của tỉnh trong tương lai.